Thursday, October 15, 2015

Kỹ thuật ướp xác của người Việt

Theo điều tra của các nhà khảo cổ học, hiện nay trên địa bàn của 15 tỉnh và thành phố ở nước ta đã có gần 60 mộ xác ướp được khai quật. Trong số gần 60 người mà các nhà khảo cổ “tìm gặp” đó đều là những nhân vật có vị trí cao trong xã hội thời đó: Từ vua chúa cho đến các quan thượng thư, đại tư đồ, hoạn quan, bà chúa, cung tần mỹ nữ… ngôi mộ có niên đại sớm nhất khoảng thế kỷ thứ 15 được tìm thấy ở Cẩm Bình- Hải Hưng.
 

ky thuat uop xac cua nguoi viet


Ngôi mộ có niên đại muộn nhất được chôn vào đầu thế kỷ này. Nhưng nhiều nhất và có kỹ thuật xử lý tốt nhất chỉ có các mộ chôn trong khoảng thế kỷ thứ 16, 17,và 18. Đó cũng là thời kỳ mà hình thức mai táng này đang cực kì thịnh hành. Nói chung cấu trúc của các ngôi mộ này đều giống nhau: Ngoài cùng là gò mộ đắp đất, trong cùng gò có một quách hợp chất màu xám rắn chắc làm bằng vôi, cát mật, giấy gió, dầu thông. Để cho quách thêm chắc chắn người ta thường đổ nắp có hình vòm cung trùm ra ngoài thành quách. Bên trong quách hợp chất, thường có thêm lớp quách gốc. Quách gốc có thể cách quách hợp chất 5 cm. khoảng trống ấy có thể dùng làm vật liệu hút ẩm hoặc giữa hai lớp không có khoảng cách do khi đổ hợp chất, quách gỗ được coi như một mặt của cốp pha.

Bên trong quách gỗ là quan tài được đóng liền thành một khối mặt ngoài có sơn phủ kín. Quách trong đều được làm bằng gỗ thơm (Ngọc am).

Trên mặt quách thường có một tấm minh tinh bằng dụ đỏ thêu tên họ của người mất bằng kim tuyến.

Cách bố trí trong lòng quàn tài cũng phải tuân theo một quy luật rất chặt chẽ. Đóng quan thường có một lớp chè dày khoảng 4,5cm. Trên lớp chè đặt thêm một tấm ván mỏng có khoét rỉ ra sẽ chảy xuống lớp chè dưới đáy quan. Ở loại hình mai táng này, người quá cố thường mặc rất nhiều quân áo. Bà Phạm Thị Nguyên Chân mặc tới 35 áo, 18 váy. Thi thể còn được bọc lại bằng hai lớp vải liệm: tiểu liệm và đại liệm. Mỗi lớp vải niệm đều dùng dây lụa buộc chặt chẽ.

Để tăng độ hút ẩm và cho thi thể khỏi bị xô dịch, người ta còn dùng rất nhiều gối bông chèn dưới lòng quan. Có mộ đã dùng tới 49 chiếc gối bông.

Đồ tùng táng trong loại hình táng thức này rất nghèo nàn, thường trong mộ chỉ thấy các trái gốm nhỏ đựng móng chân, móng tay, răng rụng, trầu không, thuốc lá, hộp phấn, quạt giấy, đôi khi còn có thêm cuốn sách Kinh.


Tuyệt đại bộ phận các mộ xác ướp thơi Lê -Trịnh đã được khai quật, không tìm thấy bất kỳ một đồ tùng táng nào quý giá như vàng, bạc, ngọc, ngà. ở những mộ chưa bị phá hoại, kỹ thuật chôn cất rất cẩn thận thì xác và đồ tùng táng vẫn còn được bảo quản nguyên vẹn. Thi thể tuy có bị mất nước teo đét lại, nhưng màu da không bị đen, các khớp chân tay còn mềm mại, phần lông không bị rụng hỏng. Điều đáng chú ý là, khi khám nghiệm tử thi, các nhà nhân chủng học và y học không tìm thấy bất kỳ một dấu vết mổ xẻ nào trên thân thể. Như vậy là, ruột và óc người chết đã không bị mổ lấy ra như kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập  thời cổ.

Điều gì đã khiến cho xác và đồ tùng táng không bị tiêu huỷ hay cướp bóc ? Là một câu hỏi lớn cho các nhà khoa học. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ, nhân chủng học và y học hiện đại đã đi đến kết luận là, có hai lý do cơ bản:

Một là, mộ được chôn cất trong môi trường kín tuyệt đối. Không có hiện tượng trao đổi giữa trong và ngoài. Quan, quách (hai lớp) đã đóng vị trí quyết định trong kỹ thuật này. Ngoài ra, còn cần phải hạn chế tới mức tối đa không gian trống trong lòng mộ.

Hai là, dầu thơm cũng góp phần rất lớn. Dầu thơm đã làm sạch vi khuẩn, dầu trộn với hợp chất, đổ vào lòng quan, quan tài thơm… đã ngăn không cho vi khuẩn, kể cả các vi khuẩn yếm khí tiếp tục hoạt động huỷ hoại xác.


Ngoài ra các phương pháp chống ẩm bằng chè, quần áo, tẩm liệm, gối bông cũng đã đóng góp rất lớn vào quá trình bảo quản xác.

0 comments:

Post a Comment